CloudLinux là gì?

CloudLinux là một công nghệ đang được áp dụng trên khá nhiều server quốc tế đặt tại các trung tâm dữ liệu lớn trên thế giới. Tuy vậy, hẳn bạn cần biết rõ hơn ưu nhược điểm của nó để tận dụng tối đa mà lợi ích nó đem lại.

Thông thường, khi bạn đăng ký dịch vụ hosting, bạn sẽ nhận được các thông tin về dung lượng, băng thông, số lượng các tài khoản, … Tuy nhiên, vơi công nghệ CloudLinux, bạn cần biết thêm những thông tin về khả năng CPU Load, số kết nối cùng một thời điểm. Như vậy nghĩa là sao?

Nếu bạn coi CentOS là hệ điều hành, thì CloudLinux cũng có thể coi là một hệ điều hành, nhưng được xây dựng ngay trên nền tảng CentOS.

CloudLinux là công nghệ áp dụng dành cho các máy chủ và VPS trở lên, nhằm giúp cân bằng lượng kết nối đổ vào các script đang chạy trên host. Nói thế nghe có vẻ khó hiểu, nhưng bạn có thể hình dùng như sau:

Với mô hình chạy không có CloudLinux

index.php 99,99%
homepage.php 99,99%
forum/forum.php 99,99%

Với mô hình mới sử dụng CloudLinux

Tài khoản hosting 1: index.php 20,00%
Tài khoản hosting 2: homepage.php 20,00%
Tài khoản hosting 3: forum/forum.php 20,00%

Như vậy, với mô hình cũ, các script của bạn có thể chạy tới tối đa, song sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của toàn bộ server, gây nên tình trạng overload cho không chỉ site của bạn, mà còn tất cả các site khác.

Còn với mô hình sử dụng CloudLinux, các tài khoản hosting sẽ được giới hạn lượng CPU sử dụng, nhằm đảm bảo hoạt động cho toàn bộ các site khác trên cùng server.

Nếu site bạn quá tải, người truy cập sẽ nhận được trang 500 hoặc khoá tài khoản tự động từ root server. Như vậy, có thể ảnh hưởng tới site của bạn, song các site còn lại trên server vẫn hoạt động bình thường.

Đối với một hosting bình thường, CPU Load được các công ty quy định khá thấp. ScalaHosting Resellermà YêuHost đã từng mua trước đây giới hạn chỉ 2% CPU Load, PacificHost khá khẩm hơn với 10-20% tuỳ theo các gói dịch vụ. Nhưng đối với công nghệ CloudLinux, khả năng CPU Load với script của bạn phụ thuộc vào phần cứng của bạn: 4Gb Ram và 8Gb Ram, Chip đời bao nhiêu, Dual Core loại gì trở thành một vấn đề tối quan trọng giúp bạn có khái niệm “tối ưu hoá script” của chính mình.

Cá biệt, có những công ty hosting giới thiệu chạy trên nền tảng CloudLinux, và ngay trong Quy định sử dụng (TOS) của họ, họ thẳng thắn đề nghị bạn tối ưu hoá script của bạn trước khi chuyển sang dịch vụ của họ. Họ không sai!!!

Hoạt động của CloudLinux giống như việc bạn và những người sử dụng khác được phát những miếng bánh bằng nhau: mỗi tài khoản sẽ được chia một phân vùng ảo trên server và giới hạn khả năng chạy của mỗi tài khoản. Nó cũng khá giống mô hình máy chủ chia ra các phân vùng độc lập như các VPS con. Nhưng nó đem lại một lợi ích khá to lớn và thiết thực cho nhà cung cấp: họ tránh gặp những rắc rối về resource, RAM, CPU Load hơn nhiều so với trước đây.

Ngay trong nội bộ CloudLinux, họ cũng thẳng thắn so sánh: Họ chấp nhận việc một vài site nhận được thông báo lỗi 500 hay bị khoá, nhưng các site khác chạy được bình thường so với trước đây, khi mà một site quá tải và ảnh hưởng tới toàn bộ site khác. Còn với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, họ cũng đề cập tới CloudLinux như là một nền tảng giúp đỡ họ rất nhiều: những yêu cầu hỗ trợ về site bị lỗi 500 hay bị khoá ít hơn hẳn so với những yêu cầu hỗ trợ (trước đây) về hàng hà sa số vấn đề liên quan tới hosting.

Nếu bạn dùng Cpanel, bạn sẽ dễ dàng nhận diện CloudLinux thông qua hai thông số:

cl cpanel CloudLinux là gì?
CloudLinux trên Cpanel

Các thông số này hiển thị trên thời gian thực. Với CPU Usage, 100% ám chỉ bạn có thể chạy tới 1 Core CPU. Với Concurrent connections, bạn sẽ thấy các tiến trình nào đang chạy trên host của bạn: cronjobs, PHP hay Perl… Nên lưu tâm vấn đề này, vì nếu bạn sử dụng gần đạt ngưỡng tối đa, hãy liên lạc với nhà cung cấp để sử dụng một gói dịch vụ cao hơn như VPS hay Dedicated Server.

HawkHost đã áp dụng công nghệ CloudLinux và họ nhận định, rằng CPU Load đã giảm tới 50% so với trước đây. Đó là một sự thật không thể chối cãi, rằng bạn đang mua dịch vụ với những thông số thật, tính chất dịch vụ thật, chứ không thể là những thông số không rõ ràng.

這篇文章有幫助嗎? 0 Users Found This Useful (6 Votes)