Sử dụng Alias để thiết lập lệnh trong Ubuntu

Đối với nhiều người sử dụng Ubuntu hoặc các distro khác nhau của Linux, việc sử dụng và thao tác đối với hệ thống qua dòng lệnh thường khiến nhiều người ngần ngại mỗi khi phải làm việc với hệ điều hành mã nguồn mở này, nhưng thực ra Linux đã đóng gói sẵn nhiều chức năng giúp chúng ta đơn giản hóa quá trình trên. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách sử dụng Alias để thiết lập và tùy chỉnh Command trong Ubuntu.

Thiết lập Alias:

Về mặt bản chất, Alias được hiểu nôm na là cách thiết lập lệnh Command trong Ubuntu bằng việc đặt tên – nickname cho các câu lệnh đó. Chúng ta có thể áp dụng cách này để thay thế cho những dòng lệnh dài, phức tạp và khó nhớ. Để thiết lập, các bạn nhấn chuột phải và tạo 1 thư mục rỗng mới bên trong thư mục home, đặt tên là .bash_Alias, cách đặt tên như vậy sẽ làm ẩn file này, chúng ta nhấn Ctrl + H để hiển thị:

Một số cú pháp Alias cơ bản:

Sử dụng chương trình soạn thảo text bất kỳ để mở file vừa tạo, và chúng ta sẽ bắt đầu vào quá trình tiếp theo. Nhưng các bạn cần lưu ý 1 số điểm như sau:

alias new_name=’old_command’

Với new_name là Alias, và old_command chính là phần command muốn thay đổi và đặt giữa 2 dấu ngoặc kép. Ví dụ:

alias agi=’sudo apt-get install’

Từ giờ trở đi, khi gõ agi vào Terminal tức là hệ thống đã hiểu đó là lệnh sudo apt-get install, và như vậy công việc của chúng ta sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn tạo Alias giống với lệnh Command thì phần Command hoặc Alias đó sẽ không hoạt động. Ví dụ:

alias install=’sudo apt-get install’

Alias trên sẽ không hoạt động vì nó đã trùng với lệnh Command – install. Thêm 1 điểm nữa cần lưu ý là tạo Alias có 2 từ cũng sẽ không hoạt động, trừ khi có dấu gạch ngang. Ví dụ:

alias apt install=’sudo apt-get install’

và:

alias apt-install=’sudo apt-get install’

Trong 2 câu lệnh thì cú pháp đầu tiên là sai, vì có khoảng trống ở giữa, trong khi cú pháp thứ 2 thì hoàn toàn hợp lệ, vì vẫn được tính là 1 từ nhờ vào dấu gạch ngang ở giữa. Và điểm cuối cùng cần lưu ý là không được để bất kỳ khoảng trống nào ở phía đầu dòng lệnh.

Các Alias nào nên sử dụng:

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ cùng nhau đề cập và thảo luận về các Alias được dùng thường xuyên nhất.

Quản lý Package:

Một số gợi ý nho nhỏ giúp các bạn phân loại và quản lý Package tốt hơn:

alias agi=’sudo apt-get install’

alias agr=’sudo apt-get remove’

alias agu=’sudo apt-get update’

alias acs=’apt-cache search’

Quản lý file và thư mục:

alias cp=’cp -iv’

alias mv=’mv -iv’

alias rm=’rm -i’

alias la=’ls -alh’

Chuyển tiếp hệ thống:

alias documents=’cd ~/Documents’

alias downloads=’cd ~/Downloads’

alias desktop=’cd ~/Desktop’

alias music=’cd ~/Music’

alias videos=’cd ~/Videos’

alias ..=’cd ..’

alias …=’cd ../..’

alias ….=’cd ../../..’

Một số Alias tiện ích khác:

alias e=’exit’

alias s=’sudo’

alias shutdown=’sudo shutdown –h now’ #yêu cầu mật khẩu root, vô hiệu hóa bằng “sudo chmod u+s /sbin/shutdown”

alias restart=’sudo shutdown –r now’ # yêu cầu mật khẩu root, vô hiệu hóa bằng “sudo chmod u+s /sbin/shutdown”

alias suspend=’sudo pm-suspend’

alias lock=’gnome-screensaver-command –lock’

alias mounted=’mount | column –t

Bài viết này có ích cho bạn không? 0 phiếu cảm nhận dễ hiểu & thực hiện (3 Phiếu)