Trong Linux không có khái niệm ổ đĩa như Windows. Nếu muốn sử dụng thì phải dùng lệnh để mount.
- Các thư mục trong Linux được chuẩn hóa và mỗi thư mục có một mục đích sử dụng nhất định.
/boot – các tập tin cấu hình cho quá trình khởi động hệ thống (boot configuration files)
/dev – chứa các tập tin là chứng nhận cho các thiết bị của hệ thống (device files)
/etc – chứa các tập tin cấu hình của hệ thống, các tập tin lệnh để khởi động các dịch vụ của hệ thống...
/home – thư mục này chứa các thư mục cá nhân của những người có quyền truy cập vào hệ thống (local users' home directories)
/lib – thư mục này lưu các thư viện chia sẻ của hệ thống (system libraries)
/lost+found – thư mục này được dùng để lưu các tập tin không có thư mục mẹ mà được tìm thấy dưới thư mục gốc (/) sau khi thực hiện lệnh kiểm tra hệ thống tập tin (fsck).
/media – thư mục này được dùng để tạo ra các tập tin gắn (loaded) tạm thời được hệ thống tạo ra khi một thiết bị lưu động (removable media) được cắm vào như đĩa CDs, máy ảnh kỹ thuật số...
/mnt – thư mục này được dùng để gắn các hệ thống tập tin tạm thời (mounted filesystems),
/opt – thư mục dùng dể chứa các phần mềm ứng dụng (optional applications) đã được cài đặt thêm.
/proc – đây là một thư mục đặc biệt linh động để lưu các thông tin về tình trạng của hệ thống, đặc biệt về các tiến trình (processes) đang hoạt động.
/root – đây là thư mục nhà của người quản trị hệ thống (root).
/sbin – thư mục này lưu lại các tập tin thực thi của hệ thống (system binaries)
/sys – thư mục này lưu các tập tin của hệ thống (system files).
/tmp – thư mục này lưu lại các tập tin được tạo ra tạm thời (temporary files).
/usr – thư mục này lưu và chứa những tập tin của các ứng dụng chính đã được cài đặt cho mọi người dùng (all users).
/var – thư mục này lưu lại tập tin ghi các số liệu biến đổi (variable files) như các tập tin dữ liệu và tập tin bản ghi (logs and databases).